Ngưng thở khi ngủ trung ương (Central Sleep Apnea, CSA) được đặc trưng bởi sự giảm hoặc ngừng tạm thời của trung tâm điều hòa hô hấp của não, não không truyền được các tín hiệu đến cơ hô hấp.
Bệnh nhân có thể thức giấc đột ngột kèm theo khó thở, mất ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức cùng với khó tập trung và thay đổi tâm trạng.
Chứng ngưng thở khi ngủ trung ương được chẩn đoán bằng phương pháp đo đa ký giấc ngủ (PSG, Polysomnography).
Tìm hiểu thêm về Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn tại đây.
Các biện pháp điều trị Ngưng thở khi ngủ trung ương
Mục tiêu chính trong điều trị CSA là ổn định giấc ngủ bằng cách ngăn chặn các sự kiện hô hấp bất thường và tối ưu hóa việc điều trị các tình trạng bệnh đi kèm.
Một số phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ nói chung cũng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn:
- Giữ cân nặng trong giới hạn cho phép.
- Tránh uống rượu và thuốc ngủ
- Ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa.
- Sử dụng thuốc xịt mũi nếu có vấn đề về xoang hoặc nghẹt mũi .
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy thở áp lực đường thở dương không xâm lấn.
Thở máy không xâm lấn
Áp lực đường thở dương (PAP)là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho cả chứng ngưng thở trung ương và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, có thể được thực hiện dưới dạng PAP liên tục (CPAP), liệu pháp PAP hai cấp độ (BPAP) và thông khí có thích nghi (ASV).
- Thở máy không xâm lấn với áp lực đường thở dương liên tục (CPAP):
- CPAP đã được khuyến cáo là liệu pháp hữu hiệu cho CSA, đặc biệt là CSA do suy tim.
- Máy CPAP tạo luồng không khí liên tục vào mũi và miệng thông qua mặt nạ bạn đeo khi ngủ. Áp suất không khí vừa đủ để giữ cho các mô đường hô hấp trên không bị xẹp xuống gây tắc nghẽn đường thở.
- Nếu gặp sự cố với CPAP, bạn có thể thử các thiết bị tương tự được gọi là thông khí có thích nghi (ASV) và áp lực đường thở dương hai mức (BPAP).
- Thở máy không xâm lấn với áp lực dương 2 cấp độ (BPAP)
- BPAP có thể là một lựa chọn tốt đối với CSA có kèm tình trạng tăng CO2 (bệnh nhân có giảm thông khí), đặc biệt nếu bệnh nhân không đáp ứng với CPAP.
- Áp lực đường thở dương thì hít vào (IPAP) cao hơn áp lực đường thở dương thở ra (EPAP). Chênh lệch IPAP-EPAP cao cung cấp hỗ trợ áp lực theo từng hơi thở để tăng cường thông khí.
- Phương pháp thông khí có thích nghi (ASV-Adaptive Servo Ventilation)
- ASV là một dạng PAP cung cấp hỗ trợ thông khí được cá nhân hóa theo nỗ lực của bệnh nhân. Với nhịp thở bình thường, thiết bị hoạt động giống như CPAP cố định bằng cách cung cấp áp lực tối thiểu. Khi thiết bị phát hiện CSA, thiết bị sẽ tăng mức áp lực để đáp ứng điều trị cho bệnh nhân.
Biến chứng của ngưng thở khi ngủ trung ương
Bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ cao mắc các biến chứng toàn thân, bao gồm tăng huyết áp hệ thống, tăng huyết áp phổi, rối loạn nhịp tim bao gồm rung tâm nhĩ, rối loạn giấc ngủ kèm theo buồn ngủ ban ngày quá mức, rối loạn tâm trạng, suy hô hấp mãn tính, chứng ngủ rũ và suy hô hấp tăng CO2 máu.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn tại đây.
Nguồn: Rana AM, Sankari A. Ngưng thở khi ngủ trung ương. [Cập nhật ngày 11 tháng 6 năm 2023]. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK578199/
SleepFi