Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA – Obstructive Sleep Apnea) là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến gây ngừng thở khi đang ngủ.Nguyên nhân được cho là do thành sau họng chùn xuống nhiều lần suốt đêm khiến luồng khí vào phổi bị giảm 1 phần hoặc mất hoàn toàn.
Bệnh nhân OSA thức dậy thường xuyên suốt đêm và do đó có thể rất mệt mỏi vào ban ngày. Ngoài ra, mỗi lần ngừng thở có thể dẫn đến giảm lượng oxy và giải phóng hormone gây căng thẳng, adrenaline. Cả hai tình trạng này đều có thể dẫn đến huyết áp cao, gây căng thẳng cho tim và có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được điều trị.
Các nghiên cứu cho thấy điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến người bệnh cảm thấy tốt hơn và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Những người mắc OSA thường được hưởng lợi từ việc sử dụng liệu pháp điều trị gọi là áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) khi ngủ.
PAP ( Positive Airway Pressure) là gì?
PAP là áp lực đường thở dương, sẽ hoạt động bằng cách thổi không khí vào mũi hoặc miệng hoặc cả hai thông qua mặt nạ và ống khí. Việc thổi không khí này tạo ra một áp suất dương để giữ cho đường hô hấp trên luôn mở trong khi ngủ. Khi đường hô hấp trên mở, luồng không khí có thể đi vào phổi mà không giảm hay mất hoàn toàn.
Người sử dụng PAP sẽ ngủ ngon hơn mà không bị ngáy hay thức giấc. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ cần sử dụng PAP mỗi khi ngủ, để tối đa hóa lợi ích điều trị. PAP liên tục (CPAP) là dạng PAP phổ biến nhất được sử dụng để điều trị OSA.
Các loại liệu pháp PAP?
CPAP là loại trị liệu PAP phổ biến nhất. CPAP cung cấp một áp suất cố định để giữ cho đường thở luôn thông thoáng. Việc cài đặt áp suất có thể được xác định bằng “nghiên cứu chuẩn độ”tại Sleep Lab.
Một loại trị liệu PAP khác cho OSA là PAP tự động (APAP), cũng là loại áp suất cố định nhưng áp suất có thể tự động điều chỉnh dựa trên kiểu thở của bệnh nhân.
BPAP là PAP hai cấp độ. BPAP có thể được sử dụng cho một số bệnh nhân OSA để cải thiện sự thoải mái so với CPAP tiêu chuẩn, dành cho những bệnh nhân cần mức áp lực điều trị cao hơn. BPAP cũng có thể được sử dụng cho những bệnh nhân giảm thông khí.
Tại sao người mắc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nên đeo PAP vào ban đêm?
Có ba lợi ích chính từ việc sử dụng PAP khi ngủ: cải thiện chứng ngáy, cải thiện chất lượng giấc ngủ và các triệu chứng, đồng thời cải thiện khả năng kiểm soát các bệnh mãn tính khác:
- Ngừng ngáy: Ngáy thường gây khó chịu cho người ngủ cùng đến nỗi nhiều người mắc chứng ngưng thở khi ngủ sử dụng PAP để giúp bạn cùng giường của họ vui vẻ.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ và các triệu chứng: Nhiều người cảm thấy dễ chịu hơn sau khi đeo PAP hàng đêm. Các thử nghiệm nghiên cứu đã cho thấy cải thiện tình trạng buồn ngủ ban ngày, chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ tai nạn khi tham gia giao thông.
- Cải thiện việc kiểm soát bệnh mãn tính: PAP có thể cải thiện nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. CPAP đã được chứng minh trong các thử nghiệm nghiên cứu là cải thiện huyết áp cao và có khả năng làm giảm nguy cơ đau tim cũng như các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác. Các thử nghiệm nghiên cứu quy mô lớn vẫn đang được tiến hành để kiểm tra lợi ích lâu dài của CPAP.
Điều gì xảy ra nếu không đáp ứng với liệu pháp PAP?
Liệu pháp PAP có thể mang lại lợi ích lớn cho một số người nhưng không phải dành cho tất cả mọi người. Hầu hết các chuyên gia về giấc ngủ sẽ làm việc với người đó để tìm ra lý do tại sao họ không dung nạp PAP.
Ví dụ, sử dụng phương pháp tạo ẩm bằng nhiệt (hơi nước) có thể giúp PAP dễ chịu hơn mà không làm khô mũi và miệng.
Nếu khẩu trang gây khó chịu, bạn có thể thử nhiều loại và kích cỡ khẩu trang khác nhau.
Nếu áp lực quá cao các cài đặt thoải mái trên máy PAP có thể từ từ tăng áp lực đến cài đặt cuối cùng hoặc giảm nhẹ áp lực khi cố gắng thở ra, điều đó có thể giúp bạn thoải mái hơn.
Đôi khi CPAP được đổi thành BPAP có thể thoải mái hơn đối với một số bệnh nhân.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn tại đây.
Nguồn: Hiệp Hội Lồng ngực Hoa Kỳ
SleepFi