Skip to content Skip to footer

Mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và tai nạn giao thông

Ngủ là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, đó là thời gian mà cơ thể chúng ta có thể nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa tình trạng ngưng thở khi ngủ và tai nạn giao thông là một vấn đề đáng quan ngại. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu về mối liên hệ này và những tác động của nó đối với an toàn giao thông.

Đặc điểm của Ngưng Thở Khi Ngủ

Ngưng thở khi ngủ (OSA) là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến được đặc trưng bởi sự gián đoạn luồng khí đến phổi trong khi ngủ. Những đợt gián đoạn thường kéo dài hơn 10 giây và xảy ra liên tục suốt đêm dẫn đến các biến cố hô hấp gồm ngưng thở và/hoặc giảm thở, giảm O2 và tăng CO2 trong máu, vi thức giấc và gián đoạn giấc ngủ. 

Nguyên nhân là do các cơ ở vùng hầu họng thư giãn quá mức khi đang ngủ, khiến các mô xung quanh đè lên khí quản, khiến đường thở bị tắc nghẽn.

Các triệu chứng phổ biến nhất của OSA bao gồm:

  • Ngáy to
  • Buồn ngủ ban ngày quá mức
  • Ngừng thở khi ngủ
  • Suy giảm trí nhớ và sự tập trung
  • Tâm trạng cáu gắt bất thường hoặc khó chịu
  • Thường xuyên thức dậy đi tiểu vào ban đêm
  • Đau đầu buổi sáng
  • Khô miệng

Khi có một trong những triệu chứng này có thể đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Cách duy nhất để xác nhận chẩn đoán là thông qua xét nghiệm giấc ngủ.  

Bạn có thể đánh giá nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ trực tiếp tại đây. 

Mối Liên Hệ với Tai Nạn Giao Thông

Buồn ngủ khi lái xe là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) có liên quan đến tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức, suy giảm nhận thức do thiếu oxy lặp đi lặp lại và gián đoạn giấc ngủ. Buồn ngủ ban ngày quá mức trong OSA có liên quan đến việc tăng nguy cơ tai nạn. 

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa OSA và nguy cơ tai nạn giao thông trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: những người mắc OSA có nguy cơ gặp tai nạn giao thông cao hơn với dân số chung. Tỷ lệ trung bình va chạm giao thông ở những bệnh nhân mắc OSA là từ 1,21 đến 4,89. (1)

Theo một báo cáo của Hội Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ cho thấy nguy cơ gây tai nạn giao thông ở người mắc OSA cao gấp 2,5 lần so với dân số chung cùng tham gia giao thông. 

Khi phân tích sâu hơn các nhà nghiên cứu thấy rằng tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức, thời gian ngủ < 5 giờ/đêm và việc sử dụng thuốc ngủ là những yếu tố dự báo độc lập về nguy cơ gây tai nạn giao thông gia tăng ở bệnh nhân mắc OSA.

Hơn nữa, sự kém tập trung của người lái xe do OSA không được điều trị góp phần gây ra tới 20% số vụ tai nạn, tương đương với mức độ nguy hiểm của việc lái xe khi đã uống rượu . 

Đối với những người lái xe hàng ngày, nguy cơ này càng rõ. Tài xế taxi và xe tải mắc OSA phải đối mặt với nguy cơ tai nạn giao thông lên tới 300%. Các nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện tại các tổ chức AIIMS và Đại học Y khoa King George đã chỉ ra rằng hơn 20% tổng số nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ bị buồn ngủ ban ngày quá mức và ngưng thở khi ngủ (OSA). Điều đáng lo ngại hơn nữa là có tới 23% tài xế xe tải bị thiếu ngủ, làm tăng thêm khả năng xảy ra tai nạn chết người.

Nếu OSA không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông do tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức. Sự kiện ngưng thở không dự đoán được nguy cơ tai nạn giao thông nhưng điều trị OSA bằng CPAP giúp giảm đáng kể nguy cơ. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tai nạn giao thông đã giảm 70% ở những bệnh nhân ngưng thở khi ngủ sử dụng liệu pháp CPAP trung bình ít nhất 4 giờ mỗi đêm.

Việc điều trị ngưng thở khi ngủ có thể đòi hỏi các phương pháp và quy trình khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguyên nhân cụ thể. 

Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

  1. Thay đổi lối sống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ
  2. Sử dụng thiết bị áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) hoặc dụng cụ miệng
  3. Phẫu thuật hoặc kích thích dây thần kinh

Nguồn: (1) Tregear S, Reston J, Schoelles K, Phillips B. Obstructive sleep apnea and risk of motor vehicle crash: systematic review and meta-analysis. J Clin Sleep Med. 2009 Dec 15;5(6):573-81. PMID: 20465027; PMCID: PMC2792976. 

SleepFi

Bình luận

Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Calapharco

Trung tâm tầm soát giấc ngủ chất lượng cao SleepFi

Liên hệ

0916 872 112

Địa điểm của SLEEPFI:

1. Địa điểm đo đa ký tại TP HCM: 112-114 Đường số 32, Tiểu khu 1, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân

2. Địa điểm đo đa ký tại Hà Nội: Tầng 8, P828, Số 26 đường Láng, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Chịu trách nhiệm nội dung:

Theo dõi tin tức và dịch vụ mới nhất của chúng tôi

Bằng cách nhấn nút “Đăng ký”, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính sách bảo mật & Điều khoản sử dụng

Liên kết mạng xã hội
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Calapharco – Chi nhánh TP HCM
MST: 1200445311-064 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. HCM cấp ngày 09/05/2001

DMCA.com Protection Status

SleepFi © 2024. All Rights Reserved.