Skip to content Skip to footer

Ngưng thở khi ngủ tác động đến tiểu đường như thế nào?

Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và sức khỏe cá nhân, đặc biệt là đối với những người có bệnh tiểu đường, đã được nghiên cứu và chứng minh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) cao hơn 71% ở bệnh nhân tiểu đường típ 2. Mối liên quan chung giữa cả hai tình trạng thường là béo phì, một yếu tố nguy cơ phổ biến. 

Tổng quan về Ngưng thở khi ngủ và Tiểu đường

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là một tình trạng hô hấp liên quan đến giấc ngủ có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy lặp đi lặp lại và gián đoạn giấc ngủ. Chẩn đoán OSA được thực hiện bằng đo đa ký giấc ngủ tại Sleep Lab hoặc tại nhà bệnh nhân. 

Đái tháo đường tuýp 2 là một rối loạn chuyển hóa glucose phổ biến. Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ cao hơn ở nhóm người lớn tuổi, thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, không hoạt động thể chất hoặc là phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Triệu chứng kinh điển bao gồm khát nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, mệt mỏi và nhiễm trùng tái phát. 

Mối liên hệ giữa OSA và bệnh tiểu đường

OSA có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường típ 2 bằng cách làm suy giảm khả năng kiểm soát đường huyết, tăng tình trạng kháng insulin, tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngược lại, bệnh tiểu đường cũng có thể gây nguy cơ ngưng thở khi ngủ.

OSA làm xấu đi việc kiểm soát đái tháo đường týp 2. Mức độ nghiêm trọng của OSA càng cao thì việc kiểm soát đường huyết càng kém hơn ở bệnh nhân đái tháo đường và có thể góp phần gây ra các biến chứng liên quan đến đái tháo đường týp 2 như là làm nghiêm trọng hơn  bệnh võng mạc đái tháo đường týp 2.

Tại sao chứng ngưng thở khi ngủ lại phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2?

Giấc ngủ chất lượng là quan trọng cho sức khỏe tổng thể. Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến thiếu ngủ mãn tính và tăng lượng đường trong máu. Thiếu ngủ gây mất cân bằng insulin khiến lượng insulin được giải phóng vào cơ thể ít hơn sau khi bạn ăn đồng thời  tăng hormone căng thẳng khiến insulin không thể thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả. Quá nhiều glucose tồn tại trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Làm thế nào bệnh nhân tiểu đường có thể biết họ bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn?

Bệnh nhân tiểu đường có thể thấy các dấu hiệu ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn trước khi được chẩn đoán.

Các triệu chứng của OSA bao gồm:

  • Nhiều đêm mất ngủ không yên
  • Ngáy to
  • Thức dậy với cổ họng đau hoặc khô
  • Thức dậy thở hổn hển hoặc nghẹt thở
  • Đau đầu buổi sáng
  • Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng trong ngày
  • Khả năng tập trung kém và trí nhớ kém
  • Thay đổi tâm trạng
  • Giảm ham muốn tình dục

Khi có một trong những triệu chứng này có thể đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Cách duy nhất để xác nhận chẩn đoán là thông qua xét nghiệm giấc ngủ.  

Bạn có thể đánh giá nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ trực tiếp tại đây. 

Làm thế nào để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ?

Sau khi được chẩn đoán mắc OSA, bệnh nhân có thể được điều trị bằng áp lực đường thở dương liên tục (CPAP). Tuân thủ CPAP giúp giữ đường thở thông thoáng và có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Việc này có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm rủi ro các biến chứng liên quan đến tiểu đường loại 2.

Mặc dù các phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ không phải là cách chữa khỏi bệnh tiểu đường Loại 2, nhưng chúng có thể giúp bệnh nhân tiểu đường duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh như một phần của thói quen lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý cũng như các loại thuốc do bác sĩ kê toa.

Chứng ngưng thở khi ngủ và tiểu đường có mối liên quan sâu sắc, và điều trị hiệu quả có thể giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Quản lý chất lượng giấc ngủ và thực hiện đúng phương pháp điều trị là chìa khóa để kiểm soát cả hai tình trạng này. Việc thảo luận với bác sĩ và sử dụng công nghệ theo dõi giấc ngủ có thể là bước quan trọng trong việc quản lý và giảm rủi ro cho những người mắc tiểu đường và ngưng thở khi ngủ.

SleepFi

Bình luận

Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Calapharco

Trung tâm tầm soát giấc ngủ chất lượng cao SleepFi

Liên hệ

0916 872 112

Địa điểm của SLEEPFI:

1. Địa điểm đo đa ký tại TP HCM: 112-114 Đường số 32, Tiểu khu 1, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân

2. Địa điểm đo đa ký tại Hà Nội: Tầng 8, P828, Số 26 đường Láng, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Chịu trách nhiệm nội dung:

Theo dõi tin tức và dịch vụ mới nhất của chúng tôi

Bằng cách nhấn nút “Đăng ký”, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính sách bảo mật & Điều khoản sử dụng

Liên kết mạng xã hội
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Calapharco – Chi nhánh TP HCM
MST: 1200445311-064 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. HCM cấp ngày 09/05/2001

DMCA.com Protection Status

SleepFi © 2024. All Rights Reserved.