Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong đó, hơi thở liên tục dừng lại và bắt đầu lại nhiều lần trong đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Tình trạng này gây ra buồn ngủ vào ban ngày quá mức, mệt mỏi, các vấn đề về trí nhớ và các triệu chứng tâm thần như trầm cảm và lo lắng.
Ngưng thở khi ngủ có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe tâm thần?
Bạn có thể đã bị ngưng thở khi ngủ nếu thường xuyên ngáy to và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy sau một đêm ngủ đủ giấc. Khi liên tục thức dậy trong trạng thái mệt mỏi sẽ khiến tâm trạng trở nên căng thẳng và thay đổi khả năng chịu đựng những căng thẳng áp lực hàng ngày.
Thiếu ngủ không chỉ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần mà những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ hơn.
Tại sao ngưng thở khi ngủ (OSA) lại gây ra rối loạn tâm thần và suy giảm nhận thức?
Một số người bị chứng ngưng thở khi ngủ nhận thấy họ thức dậy trong khi ngủ do cảm giác nghẹt thở hoặc không thể thở được. Ngoài việc gây mệt mỏi, khó chịu và khó tập trung trong công việc hoặc các mối quan hệ, chứng ngưng thở khi ngủ còn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não.
Não đòi hỏi sự cân bằng tinh tế của hormone để duy trì cân bằng nội môi (trạng thái cân bằng). Khi một người bị ngưng thở khi ngủ, sự cân bằng của hormone GABA bị phá vỡ. Hormon GABA hoạt động như chất ức chế tâm trạng và giúp chúng ta bình tĩnh. Do đó, giấc ngủ ngon cho phép não và cơ thể xử lý các sự kiện hàng ngày, giúp chúng ta điều chỉnh cảm xúc và hành vi. Các kỹ năng nhận thức bao gồm sự chú ý, học tập và trí nhớ đòi hỏi một giấc ngủ ngon.
Nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ, bạn có nguy cơ cao mắc chứng lo âu, rối loạn hoảng sợ, trầm cảm, lưỡng cực và thậm chí là tâm thần phân liệt.
Ngưng thở khi ngủ (OSA) có điều trị được không?
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể được điều trị và giấc ngủ có thể được cải thiện nếu tuân thủ điều trị. Thay đổi lối sống cũng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Chúng bao gồm giảm cân, tập vật lý trị liệu, thay đổi tư thế ngủ, tránh uống rượu và bỏ hút thuốc. Thở máy áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) cũng có thể phù hợp.
Ở những bệnh nhân OSA được điều trị tốt với liệu pháp CPAP cho thấy có cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm các triệu chứng trầm cảm cũng như cải thiện chức năng nhận thức.
Cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ của một cá nhân sẽ cải thiện tâm trạng và cuối cùng là sức khỏe tâm thần.
Bạn có thể đánh giá nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ trực tiếp tại đây.
Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm hỗ trợ điều trị ngưng thở khi ngủ TẠI ĐÂY.
SleepFi