Skip to content Skip to footer

MỘT CÁI NHÌN TOÀN DIỆN VỀ CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI GIẤC NGỦ KHI MANG THAI

Có được một giấc ngủ ngon là điều cần thiết đối với mọi độ tuổi và mọi giới tính, kể cả mọi tầng lớp trong xã hội. Nhưng có lẽ điều đó sẽ còn quan trọng hơn đối với người mang thai. Theo một tài liệu cho thấy rằng khi mang thai nhu cầu ngủ sẽ được tăng lên. Hơn nữa, việc thiếu ngủ có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực liên quan đến thai kỳ, chẳng hạn như thai phụ sẽ phải sinh mổ hoặc quá trình chuyển dạ sẽ kéo dài hơn.

Thật không may, nhu cầu ngủ tăng cao trong thai kỳ thường không đi kèm với khả năng ngủ đủ giấc. Trong bài viết này sẽ tìm hiểu một số trở ngại về tâm sinh lý có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ và những biện pháp có thể can thiệp.

Ảnh hưởng của nội tiết tố đến sự gián đoạn giấc ngủ trong đêm

Mặc dù nội tiết tố thay đổi nhưng nhìn chung estrogen vẫn có xu hướng tăng lên trong suốt thai kỳ. Tuy chưa được nghiên cứu ở người, nhưng theo những nghiên cứu ở chuột chỉ ra rằng estrogen có xu hướng làm giảm giấc ngủ REM [1]. Tác dụng của oxytocin[*] cũng được cho là nguyên nhân giấc ngủ bị gián đoạn [2]

Mọi người cũng nên tận trọng trong ba tháng đầu tiên – mặc dù chứng mất ngủ tất nhiên không phải là rào cản đối với giấc ngủ nhưng nó có thể vẫn tồn tại mặc dù đã ngủ thêm. Hơn nữa, độ trễ ngắn hơn thường là do giai đoạn này của thai kỳ và progesterone có khả năng gây ra tình trạng này có thể do giấc ngủ NREM đã tăng lên

Tăng tỷ lệ rối loạn giấc ngủ

Các vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở phụ nữ mang thai

·  Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)

Giai đoạn thai kỳ khiến nhiều phụ nữ dễ mắc bệnh này. Một nghiên cứu cho thấy “đến tam cá nguyệt thứ ba, 26,7% phụ nữ bị ngưng thở khi ngủ” [3]. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng cân khi mang thai gây cản trở đường thở trên. Một số người chỉ bị OSA trong thai kỳ, nhưng khoảng 30% phụ nữ mang thai thừa cân, cho thấy nguy cơ mắc OSA cao hơn.

Phụ nữ mang thai cần được hiểu rõ về những nguy hiểm của việc không điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, chẳng hạn như nguy cơ mắc các bệnh đi kèm như huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường và bệnh cơ tim, cùng với tỷ lệ tử vong gia tăng khi mắc bệnh này trong thai kỳ [4]. Cần cân nhắc sàng lọc nghiêm ngặt cho bệnh nhân mang thai, thiết lập mạng lưới với các phòng khám sản phụ khoa địa phương và xây dựng thêm các chương trình cộng đồng để nâng cao nhận thức về ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai.

·    Mất ngủ

Mất ngủ trong thai kỳ thường là do nhiều yếu tố, không chỉ thay đổi sinh lý mà còn do các vấn đề khác đang gặp phải như OSA, trào ngược dạ dày thực quản/buồn nôn, hen suyễn, tiểu đêm, đau lưng,… Tuy nhiên, một nghiên cứu tổng hợp khuyến khích bác sĩ không chỉ điều trị nguyên nhân chính gây mất ngủ mà còn điều trị cả chứng mất ngủ bản thân. Bởi mất ngủ trong thai kỳ thường có nhiều yếu tố và khả năng giải quyết hoàn toàn từng nguyên nhân là rất thấp [5].

·    Hội chứng chân không yên (RLS)

Giới chuyên khoa về giấc ngủ thường biết rằng thai kỳ có xu hướng gây ra hoặc làm trầm trọng thêm RLS, đặc biệt là vào tam cá nguyệt thứ ba – một nghiên cứu tổng hợp gần đây vào năm 2023 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chung là khoảng 13% [6].

Mặc dù nguyên nhân của RLS vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, đường dẫn dopaminergic[*]  được xác định là có liên quan đến tình trạng này và chúng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất sắt trong thai kỳ [5]. RLS có thể gây khó ngủ do bản chất của bệnh. Kiểm tra nồng độ ferritin[*] nên được thực hiện ở những bệnh nhân có triệu chứng và bổ sung sắt nếu nồng độ thấp [5].

Lưu ý rằng RLS có thể không được quan tâm nhiều ngoài cộng đồng nghiên cứu về giấc ngủ, vì vậy việc kết nối cộng đồng và mối quan hệ với các phòng khám sản phụ khoa địa phương có thể giúp nâng cao nhận thức và thiết lập các con đường chuyển tuyến hỗ trợ sàng lọc hiệu quả cho nhiều vấn đề về giấc ngủ.

Hen suyễn trong thời kỳ mang thai

Hen suyễn phổ biến với việc gây ra các cơn thức giấc về đêm. Mặc dù thai kỳ không thực sự gây ra hen suyễn, nhưng đây được coi là bệnh lý mãn tính phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai và là giai đoạn hen suyễn trở nặng hơn ở một số bệnh nhân [7].

Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được hiểu rõ, và có một số tranh luận về việc liệu nó là do những thay đổi về sinh lý hay các yếu tố khác như việc bà mẹ nghi ngờ thuốc hen suyễn có hại cho thai nhi dẫn đến việc không tuân thủ điều trị [7].

Xét về mặt sinh lý, nhu cầu oxy tăng lên trong thai kỳ, tử cung to gây áp lực lên cơ hoành, estrogen gây phù nề thanh quản và hệ miễn dịch của mẹ thay đổi theo những cách có thể dẫn đến đợt cấp hen suyễn nhiều hơn.

Đau lưng và giấc ngủ ở phụ nữ mang thai

Sinh lý học của thai kỳ khiến nhiều phụ nữ dễ bị đau lưng, nhưng các bác sĩ lâm sàng có thể chưa cân nhắc đến tác động của nó đến giấc ngủ. Một nghiên cứu cắt ngang quy mô lớn cho thấy rối loạn giấc ngủ và thức giấc do đau có liên quan mật thiết đến đau lưng! Trong khi nhiều phụ nữ mang thai có thể ngại can thiệp bằng thuốc, các biện pháp duy trì được khuyến nghị như lựa chọn đầu tiên, bao gồm massage, tập luyện tư thế, kết hợp với vật lý trị liệu.

[*]

Oxytocin, hormone đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, liên kết và gây hưng phấn. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh. Oxytocin có thể gây co bóp tử cung, kích thích tiết sữa, và ảnh hưởng đến lo lắng, dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Dopaminergic, hệ thống gồm các tế bào thần kinh sử dụng dopamine để truyền tín hiệu. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát vận động, học tập và trí nhớ, tâm trạng và cảm xúc. Rối loạn dopaminergic có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, do đó hiểu rõ về hệ thống này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và điều trị các bệnh lý thần kinh.

Ferritin, Ferritin là protein giúp cơ thể lưu trữ và giải phóng sắt, khoáng chất thiết yếu cho nhiều chức năng. Mức độ ferritin được đo bằng xét nghiệm máu, giúp chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt và bệnh thừa sắt. Duy trì mức độ ferritin bình thường rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể.

Bạn có thể đánh giá nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ trực tiếp tại đây. 

Tài liệu tham khảo

[1]  Branchey M, Branchey L, Nadler RD. Effects of estrogen and progesterone on sleep patterns of female rats. Physiol Behav. 1971 Jun;6(6):743-6. do: 10.1016/0031-9384(71)90267-8.

[2] Won CH. Sleeping for two: The great paradox of sleep in pregnancy.] Clin Sleep Med. 2015 Jun 15;11(6):593-4. doi: 10.5664/jcsm.4760.

[3] Pien GW, Pack Al, Jackson N, Maislin G, Macones GA, Schwab RJ. Risk factors for sleep-dis-ordered breathing in pregnancy. Thorax. 2014 Apr;69(4):371-7. doi: 10.1136/thorax-jnl-2012-202718. Epub 2013 Nov 21.

[4] Dominguez JE, Krystal AD, Habib AS. Obstructive sleep apnea in pregnant women: A review of pregnancy outcomes and an approach to management. Anesth Anald. 2018 Nov; 127(5):1167.

1177. doi: 10.1213/ANE.0000000000003335.

[5] Hashmi AM, Bhatia SK, Bhatia SK, Khawaja IS. Insomnia during pregnancy: Diagnosis and rational interventions. Pak] Med Sci. 2016 Jul-Aug;32(4):1030-7. doi: 10.12669/pms.324.10421.

[6] Mislu E, Assalfew B, Arage MW, et al. Prevalence and factors associated with restless legs syndrome among pregnant women in middle-income countries: A systematic review and me-ta-analysis. Front Med (Lausanne). 2023 Dec 21:10:1326337. do: 10.3389/fmed.2023.1326337

[7] Shebl E, Chakraborty RK. Asthma in Pregnancy. [Updated 2023 Jun 26]. In: StatPearls [Inter-net]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK532283/

SleepFi

Bình luận

Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Calapharco

Trung tâm tầm soát giấc ngủ chất lượng cao SleepFi

Liên hệ

0916 872 112

Địa điểm của SLEEPFI:

1. Địa điểm đo đa ký tại TP HCM: 112-114 Đường số 32, Tiểu khu 1, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân

2. Địa điểm đo đa ký tại Hà Nội: Tầng 8, P828, Số 26 đường Láng, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Chịu trách nhiệm nội dung:

Theo dõi tin tức và dịch vụ mới nhất của chúng tôi

Bằng cách nhấn nút “Đăng ký”, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính sách bảo mật & Điều khoản sử dụng

Liên kết mạng xã hội
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Calapharco – Chi nhánh TP HCM
MST: 1200445311-064 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. HCM cấp ngày 09/05/2001

DMCA.com Protection Status

SleepFi © 2024. All Rights Reserved.